Skip to main content
x
23 June 2021

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc quan trọng của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, muốn có được cán bộ tốt phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo bồi dưỡng, cán bộ. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì vai trò của người giảng viên có vị trí quan trọng hàng đầu, thậm chí là quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng được những học viên, cán bộ giỏi là một trong những mục tiêu mà trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn đã đề ra, do vậy trường cần có đội ngũ những người thầy hội tụ rất nhiều yếu tố để có thể đạt được mục tiêu đó. Để có được đội ngũ giảng viên được công nhận là giảng viên dạy giỏi, đặc biệt là những giảng viên giảng dạy lý luận chính trị là cả một quá trình cố gắng, phấn đấu, nỗ lực của tập thể cán bộ, giảng viên trong nhà trường.

Đội ngũ giảng viên trong hệ thống các Trường Chính trị tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nói chung và Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn nói riêng là nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh. Để làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, góp phần tạo nên đội ngũ cán bộ chủ chốt của các cấp cho tỉnh Lạng Sơn. Đảng ủy, Lãnh đạo trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm, trú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên trong nhà trường, không ngừng bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng về mọi mặt.

Trường chính trị Hoàng văn Thụ tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức các kỳ thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, cấp trường và cử giảng viên tham gia các Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Học viện. Từ năm 2006 cho đến 2021 nhà trường cử 12 giảng viên tham gia 6 kỳ thi giảng viên dạy giỏi cấp Học viện lần thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6 và thứ 7:  kết quả tại các hội thi do Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tổ chức mà giảng viên nhà trường được cử tham gia dự thi đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi 100% , có 02 giảng viên đạt giảng viên dạy giỏi xuất sắc tại hai kỳ thi lần thứ 4 và thứ 5.

1

        Có thể nói rằng, thật không dễ có một đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị có thể làm tốt ngay nhiệm vụ giảng dạy từ những lần đầu đứng lớp. Bởi việc giảng dạy các bộ môn lý luận chính trị không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành sâu mà còn phải có kiến thức liên ngành, kiến thức tự nhiên, xã hội, thực tiễn phong phú. Có trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, có tinh thần cách mạng, ý thức đạo đức cách mạng, có phong cách sư phạm chuẩn mực, phương pháp giảng dạy tích cực nhuần nhuyễn, chủ động linh hoạt và sáng tạo…. Để có được những yếu tố đó không chỉ cần đến sự nỗ lực của từng bản thân giảng viên mà còn cần có sự động viên, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của giảng viên có kinh nghiệm đặc biệt cần đến cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho từng giai đoạn cụ thể.

 Hiện nay, Đội ngũ giảng viên nhà trường gồm 38/46 đồng chí chiếm 82,6% tổng biên chế.Với 33 đồng chí giảng viên có trình độ thạc sỹ; 03 đồng chí hiện đang học chương trình cao học. 17 đồng chí giảng viên trình độ cao cấp và 16 đồng chí giảng viên trình độ trung cấp. Trường hiện có 13 giảng viên chính và tương đương (viên chức hạng II); 28 giảng viên và tương đương (viên chức hạng III). Đã bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp cho 04 đồng chí giảng viên và 19 đồng chí ngạch chuyên viên chính, 17 đồng chí ngạch chuyên viên. Giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm nhất là 40 năm; đồng chí giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất là 5 năm. 

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, của Đảng uỷ nhà trường. Những năm gần đây đội ngũ giảng viên trường chính trị Hoàng Văn Thụ đã không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng sư phạm, nâng cao về nhận thức, trau dồi không chỉ kiến thức chuyên môn mà cả kiến thức thực tiễn, đặc biệt là tập trung nghiên cứu khoa học. Bởi chính trong quá trình không ngường nỗ lực và nghiên cứu khoa học giảng viên được đánh giá được thực trạng của nhận thức trong từng giảng viên và từ đó tìm ra cho mình những giải pháp hay, phù hợp nhất nhằm khắc phục thực trạng đó.

Thực hiện Thông báo số 28-TB/TU, ngày 10/3/2021 của Thường trực Tỉnh uỷ về Kết luận của Thường trực Tỉnh uỷ tại buổi làm việc với Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ và Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 29/4/2021, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2025

Thực hiện Kế hoạch số 18-KH/TCT, ngày 25/5/2021 của Hiệu trưởng Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến góp phần hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2021 trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp; thực hiện nhiệm vụ được giao, Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học đã tham mưu xây dựng Dự thảo Quy định về tổ chức giảng dạy, quản lý đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến. Đội ngũ giảng viên đã bắt tay vào chỉnh sửa, soạn bài giảng, chuẩn bị tâm thế cho giảng dạy trực tuyến. 100% giảng viên được nghe, dự, thực hành tại buổi tập huấn với phần mềm Microsoft Teams trên máy tính với tinh hăng say và phấn khởi trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình trong thời gian tới, một mặt góp phần chung tay cùng cả nước phòng chống dịch bệnh Covid 19, mặt khác thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mà nhà trường đã được tỉnh giao.

Thực hiện quyết định của Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc xây dựng và phát triển Trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025. Nhà trường đã hết sức quan tâm tới việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên  của nhà trường như ưu tiên chọn cử những giảng viên có năng lực, có ý thức rèn luyện phấn đấu tốt, có chiều hướng và khả năng phát triển để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp giảng dạy tích cực…. nhà trường tiếp tục tổ chức thường niên các hoạt động như thao giảng cấp khoa, cấp trường, tổ chức đánh giá chất lượng bài giảng các cấp để tiếp tục chọn cử giảng viên tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi cấp Học viện trong những hội thi tiếp theo. Hiện nay nhiều đồng chí giảng viên đang rất nỗ lực tham gia giảng dạy trực tuyến và rèn luyện kỹ năng sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Ngoài ra, nhà trường còn tạo ra sân chơi, nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho các giảng viên để không ngừng nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên. Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động tham quan tìm hiểu thực tế, hoạt động về nguồn, đền ơn đáp nghĩa, hưởng ứng tham gia hiến máu nhân đạo, chung tay ủng hộ bà con giải cứu nông sản của địa phương, đặc biệt ủng hộ bà con đang ở trong vùng có dịch bệnh Covid 19 … nhà trường luôn tạo điều kiện cho các khoa phòng, cá nhân giảng viên đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế tại cơ sở ở trong và ngoài tỉnh. Với những việc làm tích cực đó giảng viên đã đúc rút ra cho mình những kiến thức thực tiễn bổ sung vào bài giảng, nâng cao chất lượng giảng dạy  của nhà trường, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra.

Để đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống hơn 70 năm và tiếp tục cống hiến đạt kết quả tốt hơn nữa cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ giai đoạn 2020 - 2022 và Quyết định số 814/QĐ-UBND, ngày 17/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập và giao quyền tự chủ về tài chính cho Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ giai đoạn 2021-2023 nhằm phát huy nguồn lực cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh.

Thứ hai, Đội ngũ giảng viên cần tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, hính thức đào tạo cho phù hợp với thực tiễn, đù là giảng dạy trực tuyến hay trực tiếp giảng viên cần chủ động trong đánh giá kết quả bài giảng và kết quả học tập của học viên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh giảng viên tự nâng cao trình độ tin học ứng dụng của bản thân phục vụ cho quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường, giảng viên cần cố gắng khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực tiễn hiện nay cùng với nhà trường phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Thứ ba, Đảng ủy, Lãnh đạo trường, lãnh đạo các khoa phòng cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên không ngừng tiếp tục học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác tạo thành môi trường làm việc linh hoạt phù hợp với điều kiện tình hình, diễn biến chung của tỉnh, giúp giảng viên phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong hoạt động giảng dạy cũng như tham gia các  phong trào. Bản thân mỗi giảng viên cần tự ý thức trong việc nâng cao trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao.

Thứ , Tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên về việc tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường, của công đoàn tổ chức,  cần tham gia có hiệu quả cao hơn. Đội ngũ giảng viên cần nhận thức được hết vai trò và ý nghĩa của các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể đoàn thể phát động đặc biệt là ý nghĩa nhận được thông qua việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường và tổ chức đoàn thể.

Tin tưởng rằng, đội ngũ cán bộ giảng viên trường chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới sẽ tiếp tục không ngững nâng cao nhận thức và thường xuyên tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tế … thực hiện tốt mọi nhiệm vụ nhà trường đã đề ra, hướng tới xây dựng trường chính trị chuẩn trong thời gian sắp tới./.

Th.S Lý Minh Thu

                                          Khoa Lý luận cơ sở