Skip to main content
x

Chức năng, nhiệm vụ Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ

    Theo Quy định số 09-QĐi/TU, ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn như sau:
     Điều 1. Vị trí, chức năng
     1. Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ là đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
     2. Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội; kiến thức về một số lĩnh vực khác nhau; tham gia tông kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh.
     Điều 2. Nhiệm vụ
     1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, Mặt trận Tô quốc và các tô chức chính trị - xã hội cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của ban, sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh trên; cán bộ, công chức, viên chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối cửa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về một số lĩnh vực khác.
     2. Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương.
     3. Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước cho các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương.
     4. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở. Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đại biểu Hội đồng nhân nhân cấp xã, cấp huyện.
     5. Bồi dưỡng các chương trình khác do cấp có thẩm quyền giao.
     6. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và các cơ quan liên quan hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố.
     7. Tham gia tổng kết thực tiễn ở địa phương, cơ sở, tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập.
     8. Phối hợp, liên kết với các sở, ban, ngành tỉnh và các Học viện, Trường Đại học để chủ động tham mưu, đề xuất mở thêm các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh.
     9. Đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.