Skip to main content
x
26 June 2020

        Thực hiện kế hoạch số 1072-KH/HVCTQG, ngày 19 thnág 12 năm 2019 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, về việc tổ chức Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương lần VII – năm 2020. Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tổ chức Thao giảng cấp trường năm 2020 trong 02 ngày 11 – 12/6/2020. Thao giảng đã kết thúc tốt đẹp nhưng vẫn còn lắng đọng trong mỗi cán bộ, giảng viên nhiều cảm xúc.

        Thao giảng là hoạt động chuyên môn quan trọng của nhà trường. Mục đích của hội thi là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giảng dạy tốt, học tập tốt, nghiên cứu khoa học tốt, quản lý tốt, phục vụ tốt”, nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo động lực phát triển sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường. Công nhận suy tôn giảng viên dạy giỏi, nhân rộng điển hình tiên tiến. Tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên làm sâu sắc thêm nội dung bài giảng, kết hợp và sử dụng linh hoạt các phương pháp, vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và chọn cử giảng viên đạt thành tích cao tham gia Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc. 

        Trên cơ sở Kế hoạch NCKH - NCTT năm 2020 và Kế hoạch số 02-KH/TCT, ngày 13/01/2020 của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, về tổ chức thao giảng cấp khoa, cấp trường năm 2020, lãnh đạo các khoa, phòng đã quán triệt kế hoạch tới toàn thể cán bộ, giảng viên. Lãnh đạo trường và toàn thể cán bộ, giảng viên xác định đây là một hoạt động chuyên môn thường xuyên, được tiến hành hàng năm, nhằm thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt - Học tốt"  trong nhà trường.

        Các khoa tổ chức thao giảng: từ ngày 18/12/2019 đến hết ngày 13/5/2020. Các khoa tổ chức thao giảng trên các lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính học tại trường và các lớp tại chức ở các huyện. Sau thao giảng các khoa tổ chức họp rút kinh nghiệm và thông báo kết quả thao giảng đến giảng viên của khoa. Quy trình, cách thức thao giảng các khoa thực hiện theo Quy chế giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ban hành kèm theo quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG, ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Quyết định số 50-QĐ/TCT, ngày 28 tháng 2 năm 2020 về Quy chế quản lý đào tạo của trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn.

        Thao giảng cấp khoa năm 2020 có 29/30 giảng viên tham gia thao giảng đạt loại giỏi, 01/30 giảng viên đạt xuất sắc.

        Thao giảng cấp trường năm 2020 có 10 đồng chí tham gia, trong đó Nữ có 09 đồng chí, Nam có 01 đồng chí; 10/10 giảng viên có trình độ thạc sĩ; 01 lãnh đạo khoa. Các đồng chí thao giảng từ 3 khoa: Khoa Lý luận Cơ sở 04 đồng chí, khoa Xây dựng Đảng 03 đồng chí, Nhà nước và pháp luật 03 đồng chí.

        Kết quả có 9/10 đồng chí tham gia Thao giảng cấp trường năm 2020 đạt loại giỏi, Xuất sắc 01/10 đồng chí.

        Ưu điểm:

        Về giáo án: Các giảng viên đã soạn giáo án theo đúng mẫu hướng dẫn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo án chuẩn bị tương đối tốt, xác định đúng mục đích, yêu cầu nội dung trọng tâm của bài giảng, vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn tại cơ sở, cập nhật kịp thời các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào bài giảng, có số liệu, ví dụ chứng minh, định hướng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phù hợp với đối tượng học viên. Thời gian phân chia các bước lên lớp, các phần giảng tương đối hợp lý, đã xác định các phương pháp giảng dạy và đồ dùng, phương tiện phục vụ cho bài giảng, tiết giảng. Tài liệu sử dụng soạn giáo án đa dạng, phong phú, rõ ràng nguồn gốc.

        Về phần thi giảng: Phần thi giảng của giảng viên thể hiện đúng mục đích, yêu cầu của bài giảng về kiến thức, kỹ năng và tư tưởng thái độ. Giảng viên nắm vững nội dung, chương trình bài giảng nên khá nhuần nhuyễn trong giảng bài.

        Nội dung bài giảng thể hiện đúng, kiến thức cơ bản, tuân thủ nội dung trong giáo trình, phần kiến thức lý luận đã gắn với thực tế ở địa phương, có định hướng và hướng dẫn nghiệp vụ công tác, gắn với các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với những nội dung có liên quan.

        Giảng viên sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như nêu vấn đề, sàng lọc, nêu ý kiến ghi lên bảng, đóng vai... Các giảng viên đều chủ động, bình tĩnh, tự tin trong quá trình giảng bài.

        Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu; tác phong, trang phục thể hiện tính sư phạm, thực hiện đúng, đủ các bước lên lớp.

        Hạn chế:

        Về giáo án: Còn một số giáo án của giảng viên liên hệ thực tiễn còn hạn chế; chưa sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực trong bài giảng…

        Về nội dung giảng: Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực của một số giảng viên còn hạn chế:  sử dụng chưa nhuần nhuyễn phương pháp đã lựa chọn, ví dụ liên hệ thực tế, hướng dẫn nghiệp vụ công tác ở cơ sở còn hạn chế;  phân bố thời gian giảng trong các mục, các tiết chưa đúng như đã trình bày của giáo án, còn xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình giảng

        Qua thao giảng, đội ngũ giảng viên khẳng định được chất lượng chuyên môn, có nhiều ý tưởng mới nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và phong cách thể hiện, làm sâu sắc nội dung kiến thức bài giảng, kết hợp và sử dụng linh hoạt phương pháp dạy – học tích cực cơ bản vào tiết giảng, bài giảng. Tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập, chia sẻ kinh nghiệm để nang cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạt, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện và hòa thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

        Từ những kết quả và hạn chế của công tác tổ chức thao giảng, thi giảng viên giỏi ở trường Chính trị Hoàng Văn Thụ thời gian qua, bài học kinh nghiệm rút ra là:

        Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, ban giám hiệu bà các chi bộ, khoa chuyên môn phải kiên quyết, sâu sát công tác thao giảng từ cấp khoa tới cấp trường. Ban Tổ chức thao giảng chủ động triển khai và tổ chức thao giảng đúng theo kế hoạch Thao giảng của nhà trường.

        Đảng ủy, Ban Giám hiệu cần chí đạo sâu sát trong việc triển khai và tổ chức thao giảng. Ban Tổ chức thao giảng cần phải chủ động ban hành kế hoạch thao giảng ngay từ đầu năm, các khoa chủ động lên kế hoạch thao giảng cấp khoa tại các lớp trung cấp tại trường, các lớp tại các sở, ban ngành và các huyện, xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý; bám sát kế hoạch mở lớp, xây dựng khung thời gian cho thao giảng, dự giờ đảm bảo tránh chồng chéo, tránh dồn lịch vào sát ngày dự kiến tổ chức thao giảng cấp trường sẽ khó bố trí để triển khai thực hiện. Các chi bộ và khoa chuyên môn cần có trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

        Hai là, nhà trường cần thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho các giảng viên về ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động thao giảng, dự giờ; cũng như mục đích, yêu cầu cần đạt được thông qua hoạt động này.

        Các chi bộ, khoa chuyên môn cần làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và thái độ chính trị cho giảng viên tạo điều kiện để giảng viên tham gia với tinh thần, thái độ và trách nhiệm cao nhất. Bên cạnh đó, khi đã chọn cử giảng viên tham gia thao giảng cấp trường khoa chuyên môn cũng cần quan tâm tới cả quá trình từ soạn giáo án, tập giảng, tổ chức các buổi rút kinh nghiệm sau tập giảng góp ý giúp giảng viên bổ sung, chỉnh sửa bài soạn đảm bảo chất lượng tốt nhất để giảng viên tham dự thao giảng đạt được kết quả cao.

        Ba là, công tác tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường của các phòng chức năng về xây dựng kế hoạch, tổ chức và chuẩn bị các văn bản cho thao giảng, cần phải thể hiện tính nhất quán và tính toàn diện về nội dung thao giảng, thời gian và chế độ, điều kiện phục vụ thao giảng khoa học hơn.

        Bốn là, công tác chuẩn bị của giảng viên phải chu đáo

        Khi đã chọn nội dung thao giảng, giảng viên nên chọn những bài giảng mà bản thân chắc về kiến thức, có kiến thức rộng, đã có kinh nghiệm qua các lần giảng trên lớp. Giáo án có thể nhờ lãnh đạo khoa hoặc giảng viên trong khoa xem và cho ý kiến góp ý; về bài giảng nên lấy ý kiến từ các giảng viên trong khoa hoặc giảng viên có cùng chuyên môn thông qua các buổi tập giảng trước khi bước vào thi chính thức.

        Trước khi vào thi, giảng viên cần chủ động chuẩn bị, tận dụng thời gian giãn cách giữa các thí sinh để kiểm tra trạng thái của các phương tiện hỗ trợ như: máy tính, máy chiếu, bút chỉ slide, loa…

        Trong quá trình thao giảng, giảng viên cần dự kiến các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung kiến thức. Trong quá trình giảng cần sử dụng thuần thục các phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt khi kết hợp các phương pháp cho phù hợp với đối tượng, điều kiện, đồng thời thể hiện được nội dung bài giảng một cách tốt nhất. Chuẩn bị tốt các phương pháp, tránh mắc lỗi trong quá trình thao giảng giảng. Tuy nhiên, không nên áo dụng quá nhiều phương pháp trong một tiết giảng, mà chỉ nên dừng lại ở 2 đến 3 phương pháp giảng dạy.

        Năm là, quán triệt Hội đồng giám khảo đánh giá cần chính xác, công tâm, khách quan, nhận xét, trao đổi cần thẳng thắn, chân tình.

        Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác thao giảng, bởi lẽ kết quả thao giảng chính là cơ sở để giảng viên phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của bản thân, từ đó tự mình rút ra kinh nghiệm để những bài giảng sau này đạt chất lượng cao hơn. Hằng năm ban tổ chức thao giảng cần có sự so sánh, đánh giá chất lượng thao giảng của từng giảng viên qua các năm để có cơ sở đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên

        Sáu là, sau khi kết thúc thao giảng, ban tổ chức thao giảng và giảng viên tham gia thao giảng cần tổ chức một buổi rút kinh nghiệm, để chỉ ra những sai sót trong quá trình tổ chức, trong quá trình thao giảng. Để từ đó, giảng viên thấy được những mặt đã đạt được và chưa đạt được của mình, rút kinh nghiệm cho hội thi tiếp theo.

                                                                                            Hoàng Bích Trâm

                                                                                Giảng viên Phòng QLĐT & NCKH