Skip to main content
x

        Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng của nhà trường hiện nay, sáng ngày 15/7/2020, Khoa Nhà nước và pháp luật tổ chức hội thảo khoa họcNhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Phần III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước thuộc Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính hiện nay, thời gian qua Khoa Nhà nước và Pháp luật luôn được sự quan tâm của Đảng ủy, Lãnh đạo trường, đã lãnh đạo, chỉ đạo giúp đỡ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Khoa cũng đã có nhiều biện pháp thiết thực nghiên cứu những chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào từng chuyên đề đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cán bộ, giảng viên của Khoa đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ, có nhiều hoạt động để nâng cao chất lượng bài giảng của mình trong việc giảng dạy trên lớp. Tuy nhiên, có nhiều khó khăn đó là các bài giảng trong chương trình gắn với nhiều lĩnh vực, làm thế nào để chuyển tải những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất đến với học viên và qua đó để học viên vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở.

 

        Với mục đích nhằm nâng cao, nhận thức sâu sắc, tìm ra phương pháp, cách thức để giảng dạy những nội dung kiến thức đào tạo chương trình Trung cấp lý luận Chính trị – hành chính, tại hội thảo lần này các đại biểu dự hội thảo cùng nghiên cứu, trao đổi và đi đến thống nhất nhận thức về trọng tâm nội dung trong các bài giảng phần III.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước. Qua thảo luận mỗi giảng viên sẽ nghiên cứu, soạn và giảng các bài giảng đề bảo đảm nội dung, giảm phần lý luận và tăng bài tập thực hành, kỹ năng giải quyết tình huống. Đây là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo cán bộ hiện nay. Đồng thời đối với giảng viên sau khi đã xác định được trọng tâm bài giảng, thì vừa tập trung vào soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, vừa phải tập trung xây dựng được một hệ thống ngân hàng câu hỏi và đáp án đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu chất lượng, phù hợp với thực tiễn.

vb

                         Đồng chí Vy Thị Lê, Trưởng Khoa Nhà nước và Pháp luật

                                 phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: Tác giả)

        Tại hội thảo có 7 báo cáo tham luận được trình bày với các nội dung như sau:  Tham luận 1. Xác định trọng tâm nội dung bài 1, bài 2, bài 5 trong Phần học  III.2 Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 2. Làm thế nào để giảng có hiệu quả Bài 7 và bài 10 Phần III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 3. Cần xác định trọng tâm nội dung một số bài giảng để giảng dạy tốt trong Phần III.2 Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 4. Xác định trọng tâm nội dung thảo luận bài 4, bài 5, bài 6 trong phần III.2 Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 5. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc xác định nội dung trọng tâm cảu bài 1: Lý luận về quản lý hành chính nhà nước trong phần học III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 6. Việc xác định trọng tâm bài giảng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Phần III.2 Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính; Tham luận 7. Xác định trọng tâm nội dung thảo luận trong phần học III.2 Chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính góp phần giảng dạy có chất lượng tại Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ. Tất cả các báo cáo tham luận đều khẳng định: Chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính được ban hành kèm theo Quyết định số 1479/QĐ- HVCTQG, ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có nhiều nội dung mang tính lý luận gắn với thực tiễn rất sâu sắc. Đặc biệt Phần III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước có nhiều nội dung phù hợp với thực tiễn quản lý hành chính nhà nước tại cơ sở. Trong chương trình đào tạo Trung cấp Lý luận Chính trị- hành chính, Khoa Nhà nước và Pháp luật có đảm nhận một số phần, trong đó có phần III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước. Đây là một trong những phần quan trọng, giúp cho đối trượng học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức, dự nguồn của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân cấp cơ sở. Cán bộ đương chức, dự nguồn trưởng, phó phòng, ban cấp huyện; trưởng, phó phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương nắm được những nội dung cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước, như những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước, quản lý con người trọng bộ máy nhà nước, quản lý nguồn ngân sách, đất đai, địa giới hành chính, quản lý tư pháp hộ tịch, kiểm tra, xử phạt và cưỡng chế hành chính chính, cải cách hành chính… Để những chuyên đề đó thực sự giúp ích được trong thực tiễn công tác của học viên thì đối với người giảng viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ trong khâu soạn giảng. Soạn giảng là sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, thái độ khi tiếp cận chuyên đề. Kiến thức là nền tảng để chuyển tải, vì vậy để chuyển tải phần kiến thức đó phù hợp với mục đích ban đầu cần xác định rõ về trọng tâm của bài giảng. Đây là yếu tố quan trọng để giảng dạy có hiệu quả Phần III.2 Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước trong chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính ở Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ hiện nay./.

                                                                                                      ThS. Lăng Văn Thăng

                                                                                    GVC Khoa Nhà nước và Pháp luật