Skip to main content
x
10 October 2023

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò của cán bộ và công tác huấn luyện cán bộ, đây là công việc gốc của Đảng. Người chỉ rõ: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”; “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. (1)

Khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, viên chức các trường chính trị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn hiện nay, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh đều xác định hướng đến mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện và các trường chính trị cấp tỉnh đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực sư phạm, phong cách làm việc khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hội nhập quốc tế”.(2)

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ về chất lượng công tác trường chính trị, hướng tới mục tiêu xây dựng trường chính trị cấp tỉnh xứng tầm là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ duy nhất ở cấp tỉnh, là cơ quan nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 về trường chính trị chuẩn (gọi tắt là Quy định số 11-QĐ/TW). Theo đó, xây dựng trường chính trị chuẩn là chuẩn hóa về: quy định; về đội ngũ cán bộ, viên chức; về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; về hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; về xây dựng văn hóa trường Đảng, thực hiện kỷ luật, kỷ cương; về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài chính để các trường thực hiện thống nhất nội dung công tác trường chính trị, một trong những nội dung cốt lõi là tiêu chí về đội ngũ cán bộ, viên chức trường chính trị.

Nhận thức rõ về vai trò của đội ngũ cán bộ, viên chức, trong những năm qua Đảng ủy, Lãnh đạo trường luôn xác định phải nâng cao chất lượng trên mọi mặt công tác, trong đó lấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng trường chính trị chuẩn. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức tiếp tục được quan tâm đồng bộ, toàn diện từ khâu quy hoạch đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, vừa chú trọng cử giảng viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng, vừa tạo môi trường thực tiễn để giảng viên rèn luyện cống hiến và trưởng thành từng bước đáp ứng tiêu chí chuẩn về đội ngũ theo tiêu chí trường chính trị chuẩn.

Bên cạnh những kết quả trên, so với tiêu chí trường chính trị đạt chuẩn mức 1 theo Quy định 11-QĐ/TW, đội ngũ cán bộ, viên chức của Nhà trường vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như: Trình độ chuyên môn và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, viên chức chưa đạt các tiêu chí chuẩn mức 1, còn thiếu giảng viên có trình độ chuyên môn cao (tiến sĩ); tỷ lệ giảng viên giữ ngạch giảng viên chính chưa đạt; tính kế thừa chưa đảm bảo, kiến thức thực tiễn của một bộ phận giảng viên còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; chế độ chính sách để khuyến khích giảng viên học tập nâng cao trình độ chưa tạo động lực cho giảng viên tích cực tham gia… Những hạn chế nêu trên đòi hỏi phải đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn.

Sở dĩ còn những tồn tại trên là do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

Nguyên nhân khách quan

Một số cơ chế, chính sách của Trung ương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn bất cập, chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, nên ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ, chính sách; đặc biệt là việc chi trả kinh phí đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ và cao cấp lý luận chính trị (Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức).

Do đó, cơ chế tài chính và nguồn lực đầu tư phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học nói chung, cho đào tạo giảng viên có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ và Cao cấp LLCT của Trường Chính trị tỉnh vẫn còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn.

Yêu cầu về tiêu chuẩn, điều kiện xét tuyển nghiên cứu sinh còn tương đối cao so với hiện trạng thực tế của cá nhân giảng viên, nhất là yêu cầu về ngoại ngữ, cần có thời gian và năng lực học tập của người học; Việc xét thăng hạng viên chức hạng II, chưa thường xuyên. Một số giảng viên đủ tiêu chuẩn thăng hạng viên chức hạng II đang chờ Hội đồng xét duyệt.

Việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy và tinh giản biên chế ở các địa phương và cơ quan, đơn vị cùng với yêu cầu phải hoàn thành khối lượng công việc nhiều hơn, với tiến độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn… gây khó khăn cho việc cử cán bộ đi đào tạo tập trung và đảm bảo thời gian học tập theo quy định. Một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí cho cán bộ được cử đi học.

Kinh phí dành cho NCKH chưa được quan tâm, phê duyệt như: kinh phí thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở, kinh phí phục vụ nghiên cứu thực tế;

Nguyên nhân chủ quan

Trong học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị nhất là nghiên cứu sinh, cấp ủy, Lãnh đạo trường đã quan tâm triển khai, tuy nhiên chưa thực sự làm tốt công tác tư tưởng đối với việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; bản thân cán bộ, giảng viên chưa thật sự quyết tâm đăng ký, cũng như tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh tương đối cao trong khi nhiều đồng chí đã quá tuổi hưởng chế độ hỗ trợ theo Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh Lạng Sơn (3).

Đội ngũ giảng viên có chất lượng cao của trường còn thiếu so với yêu cầu, chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ giảng dạy, chưa đầu tư và dành thời gian hợp lý cho công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Nhiều giảng viên không có điều kiện về kinh phí cá nhân để tham gia đào tạo tiến sĩ.

Một số giảng viên, chuyên viên nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động NCKH, tổng kết thực tiễn còn chưa đầy đủ và toàn diện; chưa thực sự tích cực và tâm huyết; chưa đầu tư kinh phí và dành thời gian thỏa đáng cho hoạt động này.

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn  chế trên để xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đáp ứng tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 1 cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, Lãnh đạo trường trong xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức  đạt chuẩn

Đảng ủy, Lãnh đạo trường cần xác định việc xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, trong đó nòng cốt là đội ngũ giảng viên của Nhà trường là khâu then chốt trong quá trình xây dựng, phát triển, tổ chức hoạt động của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ. Cần lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt trong tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án số 09-ĐA/TU ngày 18/7/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đề án số 09 - Đề án xây dựng Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đạt chuẩn giai đoạn 2023-2031. Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án số 09-ĐA/TU theo lộ trình. Tập trung khắc phục các tiêu chí còn thiếu so với quy định trường chính trị chuẩn mức 1, chuẩn bị điều kiện hoàn thiện các tiêu chí chuẩn mức 2 theo lộ trình Đề án số 09-ĐA/TU như điều kiện về trình độ tiến sĩ đối với Lãnh đạo trường, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng và giảng viên; hoàn thiện tiêu chí giảng viên sau 07 năm công tác phải có bằng cao cấp lý luận chính trị, hoàn thiện tiêu chí có bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho 01 đồng chí Lãnh đạo trường, đề nghị cấp trên tạo điều kiện để chuyển ngạch giảng viên chính (giảng viên hạng II) cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường, đề xuất mô hình điển hình trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn và các mặt công tác khác được cấp có thẩm quyền công nhận; chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu cho tỉnh về đảm bảo chỉ tiêu thăng hạng giảng viên chính, giảng viên cao cấp và tương đương đáp ứng tiêu chí chuẩn mức 1 và mức 2 theo quy định.

Thứ hai, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, viên chức đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng, tiêu chuẩn, tiêu chí trường chính trị chuẩn mức 1.

Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn thiện các yêu cầu về chứng chỉ theo quy định. Tập trung rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên trẻ về chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống, văn hóa Trường Đảng, xứng đáng là những chiến sĩ tiền phong trên mặt trận tư tưởng, lý luận của Đảng. Thực hiện các chương trình, kế hoạch ĐT, BD đội ngũ giảng viên về kiến thức thực tiễn trong nước và quốc tế, với phương châm gắn lý luận với thực tiễn. Tham mưu cử giảng viên đi thực tế ở cơ sở.

Thứ ba, nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, viên chức.

Yêu cầu đầu tiên đặt ra đối với mỗi giảng viên của Trường Chính trị tỉnh là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với lý tưởng của Đảng, không hoang mang, dao động trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mỗi giảng viên phải không ngừng rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của mình để xứng đáng là người thầy mẫu mực. Bởi vì nếu người giảng viên không có đạo đức cách mạng thì không thể tạo được uy tín trước học viên và những lời nói của thầy trở nên giả dối, không có sức thuyết phục đối với họ bởi lẽ thầy giáo phải là người “dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cho nên, giảng viên phải là “tấm gương sáng cho học viên noi theo”, cần phải nghiêm túc khắc phục trường hợp giảng hay nhưng làm thì ngược lại, điều đó sẽ tạo ra sự thiếu tin tưởng cho người học.

Thứ tư, Tăng cường công tác nghiên cứu thực tế, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, viên chức

Cần tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của Đảng ủy, Lãnh đạo trường về hoạt động nghiên cứu thực tế, nhất là quan hệ biện chứng giữa việc nghiên cứu thực tế với việc nâng cao chất lượng ĐT, BD cán bộ trong tình hình hiện nay. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cán bộ, giảng viên. Nghiên cứu khoa học cùng với hoạt động giảng dạy là hai nhiệm vụ chính của người giảng viên, có vai trò bổ trợ cho nhau. Thông qua nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy của giảng viên được rèn luyện và tăng cường, kịp thời điều chỉnh, bổ sung kiến thức trong bài giảng của mình, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường.

Mỗi giảng viên chủ động nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo khoa đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh; đồng thời triển khai có hiệu quả nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường đảm bảo chất lượng, thiết thực, gắn với hoạt động chuyên môn, phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bên cạnh đó, nhà trường cần có cơ chế, chính sách, nguồn kinh phí thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Nhà trường cần cân đối các nguồn lực, đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học, tăng kinh phí cho các Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, các bài viết tại Hội thảo, các bài viết trên Bản tin, trang Website của nhà trường.

Thứ năm, thực hiện việc luân chuyển cán bộ, lãnh đạo các khoa, phòng và đội ngũ giảng viên; quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về ngạch bậc viên chức theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu theo Quy định 11-QĐ/TW, ngày 19/5/2021 cảu Ban Bí thư

Trong quá trình thực hiện công tác cán bộ, việc luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ sang các cơ quan khác của tỉnh sẽ tạo cơ hội để đội ngũ cán bộ LĐ, QL nhà trường trưởng thành và phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Đảng ủy, Lãnh đạo trường cần đánh giá cán bộ đúng, phát hiện những cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện công việc ở nhiều vị trí trong các cơ quan khác để xem xét tham mưu, giới thiệu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh cất nhắc, điều động, luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ được phát huy sở trường, năng lực. Nhà trường cần quan tâm, chú trọng xây dựng đội ngũ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về ngạch bậc viên chức theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu theo Quy định số 11-QĐ/TW

Xây dựng cơ chế quản lý và chế độ đãi ngộ phù hợp

Chế độ, chính sách đảm bảo, hợp lý có tác dụng là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, cố gắng, yên tâm với công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trường, làm cho nội bộ đoàn kết nhất trí, mọi người đồng tâm hiệp lực. Để tạo động lực phấn đấu cho đội ngũ cán bộ, viên chức

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Phòng Quản lý đào tạo và NCKH

 

 

Trích dẫn

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 5, tr 309.

2. Quyết định số 587-QĐ/TTg, ngày 17/5/2019 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019 – 2030; Chỉ thị số 04-CT/TU, ngày 29/4/2021, của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021-2025

3. Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND, ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học và thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn.