Skip to main content
x
10 November 2022

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ nói chung và cán bộ cơ sở nói riêng có một vị trí và tầm quan trọng đối với một chính Đảng, đặc biệt là đối với chính Đảng của giai cấp vô sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.  Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quán triệt các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, coi đó là yếu tố căn bản để nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là nhiệm vụ của các trường chính trị nói chung và trường chính trị Hoàng Văn Thụ nói riêng. Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của trường thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên luôn đóng vai trò quan trọng.

1. Căn cứ để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ

Cơ sở chính trị pháp lý quan trọng để trường chính trị Hoàng Văn Thụ thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao là hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, trường chính trị Hoàng Văn Thụ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Các văn bản bao gồm:

Kết luận số 117-KL/TW ngày 20/11/2015 của Ban Bí thư về công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xác định việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ cấp thiết, các nhà trường phải tổ chức thực hiện việc phân công đào tạo đội ngũ giảng viên, có quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống Đảng, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các cấp. Ban Bí thư đã nêu rõ: “Lãnh đạo một số trường chính trị chưa chủ động, tích cực, sáng tạo trong quá trình triển khai nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của nhiều trường chính trị thiếu đồng bộ, nhiều biến động; một bộ phận giảng viên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn còn nhiều bất cập với yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.

Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Quy định số 09-QĐ/TW) đã chỉ rõ: “Trường chính trị cấp tỉnh có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”.

Trong hoạt động đào tạo của hệ thống trường chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 2252-QĐ/HVCTQG ngày 02/5/2019 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, quy định về tổ chức và đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, đến nay để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, Học viện tiếp tục ban hành Quyết định số 292-QĐ/HVCTQG ngày 21/01/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, quy định về việc ban hành chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (hệ trung cấp lý luận chính trị).

Kết luận số 479-KL/HVCTQG ngày 26/9/2019 của đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề “Xây dựng trường chính trị chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn hiện nay”. Kết luận có nêu: Giảng viên là người có vai trò quyết định đến mức độ thành công của khóa đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường; giảng viên lý luận chính trị càng phải có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và thường xuyên được cập nhật nâng cao kiến thức mới.

Trên cơ sở các quy định của Học viên, trường đánh giá giảng viên giảng dạy ở trường chính trị Hoàng Văn Thụ theo Quy chế Đào tạo Trung cấp lý luận chính trị; Quy chế Quản lý hoạt động bồi dưỡng của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn (Ban hành kèm theo Quyết định số 29-QĐ/TCT ngày 24/3/2022 của Hiệu trưởng Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ) gồm đánh giá theo một số nội dung như sau:

- Về kiến thức của giảng viên: Thông qua kiến thức chuyên môn; kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên; thông qua quá trình lên lớp, giảng dạy, lấy học viên làm thước đo, thể hiện qua việc học viên có niềm tin, nắm được quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và sự vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn công tác.

- Về phẩm chất đạo đức của giảng viên: Thể hiện trong các mối quan hệ, ứng xử giữa giảng viên với giảng viên, giữa giảng viên với học viên và giữa giảng viên với các hoạt động xã hội.

- Trách nhiệm trong giảng dạy của giảng viên: Giảng viên giảng dạy có tâm huyết, có vì sự hiểu biết của học viên và sẵn sàng chia sẻ, trao đổi, học tập với học viên.

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng của giảng viên: Giảng viên sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy, áp dụng giảng dạy biện pháp tích cực, tạo ấn tượng cho học viên và mức độ liên hệ bài học với thực tiễn.

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá học viên của giảng viên: Tổ chức thảo luận nghiêm túc, sôi nổi, luôn đặt ra những câu hỏi làm rõ bản chất vấn đề.

2. Đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khoa Nhà nước và pháp luật

Khoa Nhà nước và pháp luật có 07 giảng viên. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 07 đồng chí (chiếm 87,5%); đại học: 01 đồng chí (chiếm 12,5%); Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 07 đồng chí (chiếm 87,5%); Trung cấp lý luận chính trị: 01 đồng chí (chiếm 12,5%); Bồi dưỡng kiến thức QLNN: Chuyên viên cao cấp: 02 đồng chí (chiếm 25%); chuyên viên chính và tương đương: 04 đồng chí (chiếm 40%); bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương: 02 đồng chí (chiếm 25%). Khoa tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính; Bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương; kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; kiến thức QLNN đối với cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng văn hóa công vụ; bồi dưỡng trưởng thôn, khu phố; bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp và bồi dưỡng đối tượng 4…

Đội ngũ giảng viên của khoa Nhà nước và pháp luật đều được đào tạo cơ bản, đáp ứng các tiêu chí của giảng viên trường chính trị tỉnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng áp dụng công nghệ, cập nhật thông tỉn, áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại. Tuy nhiên, về kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết các vấn đề thực tế và khả năng nghiên cứu khoa học còn có một số hạn chế nhất định. Nguyên nhân, giảng viên chưa dành thời gian khai thác, cập nhật thong tin, soạn, giảng, nghiên cứu chưa khoa học, tìm hiểu thực tiễn, bổ sung kiến thức mới cho mỗi bài giảng, tiết giảng chưa thỏa đảng, việc tự học, tự nghiên cứu còn hạn chế…

Để khắc phục những hạn chế trên, khoa cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ:

Một là, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

Đội ngũ giảng viên hiện nay cần nhận thức rõ hơn nữa vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh trong giai đoạn cách mạng mới; từ đó nêu cao tinh thẩn trách nhiệm, nỗ lực cố gắng, tích cực học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và chất lrợng giảng dạy, góp phần vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường. Chủ động xây dựng cho mình kể hoạch, lộ trình hợp lý để tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cập nhật, bổ sung kiển thức mới cho mỗi bài giảng: chủ động thao giảng cấp khoa, cấp trường, dự giờ.

Hai là, phân công giảng viên giảng dạy phù hợp với năng lực, giảng viên tích cực tham gia thao giảng cấp khoa, cấp trường

Phân công bài giảng cho giảng viên sao cho phù hợp với khả năng và sở trường của từng giảng viên; xây dựng kế hoạch dự giờ, rùt kinh nghiệm công tác dự giờ, thao giảng. Trên cơ sở kết quả dự giờ là căn cứ để xem xét, đánh giá kết quả dự giờ lần sau; kết quả dự giờ lần sau là sự phản ánh sự chất lượng của giảng viên đã được nâng lên. Phòng Quản lỷ đào tạo và nghiên cứu khoa học phối hợp với các khoa tham mưu xây dụng lịch để Lãnh đạo trường, Lãnh đạo khoa, phòng thăm lớp, dự giờ định kỳ hằng tháng hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất ở một số lớp để nắm tình hình, chất lượng giảng dạy của giảng viên.

Ba là, đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn của khoa

Việc sinh hoạt chuyên môn ở khoa cần được đẩy mạnh và tiến hành thường xuyên, cần định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn hằng tháng. Nội dung sinh hoạt cần tập trung vào việc phổ biến các văn bản mới liên quan để đưa vào bài giảng; chỉ ra mặt mạnh, yếu, việc đã làm được, chưa làm được trong hoạt động giảng dạy, trong việc thực hiện các lịch lên lớp của trường, của khoa ở trong tháng trước, từ đó thống nhất kế hoạch hoạt động trong tháng tiếp theo.

Tổng kết viết bài nghiên cứu, bài viết tống kết kinh nghiệm thực tiễn gắn với với những sự kiện trọng đại, những ngày lễ lớn của đất nước của tỉnh… giảng viên trong khoa chủ động tham gia viết bài đón đầu các sự kiện, các hoạt động, chứ không chỉ viết bài theo kế hoạch của trường hay của khoa ban hành. Cá nhân chủ động xây dựng, thực hiện kế hoạch đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở đảm bảo theo quy định.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà khoa Nhà nước và pháp luật thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa đáp ứng yêu cầu chất lượng giảng dạy hiện nay, khẳng định ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc đề ra tại Đại hội Đảng khóa XIII, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường và của khoa, góp phần xây dựng Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ đạt chuẩn trong thời gian tới.

 

* Tài liệu tham khảo

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia Sự thật, H.2011, t5, tr.309, 313.

2.  Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, tr.190, HN, 2021, tập1, 2.

ThS. Vy Thị Lê

GVC. Trưởng khoa Nhà nước và pháp luật