Skip to main content
x
27 November 2020

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2016 - 2020, UBND tỉnh đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản triển khai, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn bảo đảm tiến độ, kế hoạch đề ra; khắc phục căn bản những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình của giai đoạn 2010-2015. Cụ thể hóa Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng trên địa bàn, xây dựng ban hành: Bộ tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020, Bộ tiêu chí và Quy trình xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, Bộ tiêu chí và Quy trình xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020, Bộ tiêu chí Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020...Trong bộ tiêu chí có tiêu chí số 02 là tiêu chí giao thông.

Đến nay toàn tỉnh đã huy động từ các nguồn vốn được trên 1.804,8 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn trong đó vốn ngân sách nhà nước là trên 852 tỷ đồng; nhân dân đóng góp tiền, ngày công, khai thác vật liệu (cát, đá, sỏi) quy tiền 952,8 tỷ đồng. Tỉnh đã hỗ trợ 382.361 tấn xi măng (bình quân mỗi năm hỗ trợ trên 38.200 tấn), 22.900m cống các loại, huy động được trên 3,62 triệu ngày công lao động, nhân dân khai thác cát đá sỏi tại chỗ trên 450.000 m3 phục vụ làm đường giao thông. Kết quả đã mở mới đường giao thông nông thôn thêm 730km, sửa chữa bảo trì được 32.250km đường các loại; xây dựng thêm 3.165km mặt đường bê tông xi măng; xây dựng cầu, ngầm, cống được 6.820m/5.410 vị trí. Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc bố trí và huy động các nguồn lực để tập trung đầu tư nâng tỷ lệ cứng hóa đường ô tô đến trung tâm xã đạt theo mục tiêu đề ra, các chủ đầu tư tích cực triển khai thực hiện các dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng tỷ lệ cứng hóa đường đến trung tâm xã đến thời điểm hiện tại là 77,6%, hết năm 2019 đạt 79%.

Tuy nhiên qua quá trình thực hiện công trình giao thông tỷ lệ cứng hóa và bê tông hóa chưa cao và còn nhiều khó khăn đó là: Địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu là đồi núi, dân cư sống thưa thớt, hệ thống đường giao thông tại các xã, các thôn bị chia cắt bởi các dãy đồi núi, xuất đầu tư kinh phí xây dựng cho một tuyến đường là tương đối lớn, nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương còn hạn chế, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất không đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn tuy đã được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, khoảng cách thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị ngày càng lớn… Để giải quyết được các vấn đề trên thì nguồn vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình rất lớn mà nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thì hạn hẹp, việc xây dựng mới và cứng hóa những tuyến đường giữa các xã, từ thôn ra xã phải được thực hiện ngay vì giao thông phải đi trước. góp phần phát triển kinh tế của người dân nông thôn được cải thiện hơn, giao thương hàng hóa giữa các tỉnh bạn đi lại thuận tiện, rút ngắn thời gian đi lại nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn và an ninh biên giới, xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững.

Phát huy những kết quả đạt đươc trong công tác thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020, Lành đạo tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan trên địa bàn tỉnh và nhân dân trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư

Tạo sự chủ động cho UBND các cấp thực hiện việc thu hút vốn đầu tư cũng như phân bổ vốn đầu tư trong quá trình xây dựng các công trình giao thông thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới. Tạo sự đồng bộ trong quá trình thực hiện thu hút vốn đầu tư xây dựng công trình giao thông tại các thôn, xã, huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, qua đó nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh so với các địa phương khác; Nâng cao tính hiệu quả của mô hình liên thông “một cửa”.

Xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông qua việc thực hiện kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI là một tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả công tác của các sở, ban, ngành, đơn vị.

Tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Xác định chương trình xây dựng NTM là phục vụ cho nhân dân, vì sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nên việc tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới là một điều cần thiết. Mục tiêu là “chương trình xây dựng nông thôn mới là việc mà Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Thứ nhất, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về chương trình XDNTM là nhân tố có sức ảnh hưởng thứ hai đến quyết định tham gia đóng góp của người dân các địa phương. Để thực hiện được điều này, cần: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia chương trình. Để làm được điều này, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền thực hiện, các tổ chức đoàn thể trực tiếp tham gia.

Đa dạng các hình thức của hoạt động tuyên truyền để phù hợp với nhiều đối tượng lứa tuổi như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình,…), phát hành các tờ rơi, đưa vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, hoặc các hình thức khác như xây dựng thành các nội dung sinh hoạt trong các câu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi về nội dung XDNTM…

Thực hiện các biện pháp thi đua, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tốt trong XDNTM để tạo ra phong trào tự vận động phát triển trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Thứ hai, tập trung chỉ đạo ưu tiên hoàn thành các công trình mang tính cộng đồng. Trong hàng loạt các hạng mục đầu tư của chương trình XDNTM, có một số công trình thiết yếu, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân, đến hoạt động của các doanh nghiệp địa phương như: hệ thống đường GTNT, hệ thống điện, vấn đề quản lý rác thải, vệ sinh môi trường, trường học, thuỷ lợi, cơ sở vật chất văn hoá… Những kết quả thực hiện các hạng mục này sẽ làm cho họ thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý thức được vai trò của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình XDNTM của địa phương. Ngoài ra, ở các địa phương khi có cơ sở hoạt động văn hoá tập thể, họ sẽ thường xuyên gặp nhau hơn, có thể vận động lẫn nhau tham gia vào các hoạt động của chương trình. Mặt khác, lấy ý kiến đánh giá của người dân đối với các công trình trước và sau khi thực hiện XDNTM ở mỗi địa phương. Từ đó, có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình xây dựng và nhu cầu sử dụng người dân. Đối với các công trình này, theo kết quả khảo sát người dân ở các địa phương, các công trình hoàn thành hoặc bước đầu hoàn thành đưa vào sử dụng, có nhiều công trình được đánh giá tốt.

Thứ ba, công khai, minh bạch trong các nội dung XDNTM, đặc biệt là nội dung về huy động và sử dụng nguồn lực thực hiện chương trìnhCần công bố công khai chủ trương và kế hoạch về XDNTM của địa phương cho toàn thể nhân dân các thôn trong xã; niêm yết công khai phương án quy hoạch XDNTM cho toàn thể nhân dân; công bố công khai nội dung các hoạt động, nguồn VĐT cho từng hoạt động, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cho XDNTM, tiến độ thực hiện các hạng mục… để nhân dân tìm hiểu, góp ý và tham gia giám sát; công bố công khai cơ chế huy động sự tham gia đóng góp, kết quả huy động sự tham gia đóng gó để nhân dân giám sát; công bố công khai tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong XDNTM như: BCĐ, tổ công tác, tiểu ban XDNTM… các cấp để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và tham gia giám sát, thiết lập đường dây nóng, hòm thư góp ý về XDNTM để nhân dân có thể tham gia tích cực vào chương trình này.

Thứ tư, công khai, minh bạch trong quá trình sử dụng các nguồn lực

Việc công khai, minh bạch quá trình sử dụng các nguồn lực sẽ tạo được lòng tin với cộng đồng và có ảnh hưởng lớn đến sự tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện. Vì vậy, trong quá trình sử dụng các nguồn lực cần thực hiện công khai theo đúng quy định và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền để nâng cao kết quả huy động nguồn lực từ cộng đồng cho chương trình.

Sử dụng nguồn lực tài chính thực hiện xây dựng nông thôn mới

  Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ quá trình thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực được huy động. Tránh thất thoát, lãng phí, tránh nợ đọng nguồn vốn xây dựng cơ bản.

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính

Việc phân bổ VĐT cho các công trình, nội dung trong XDNTM còn chưa hợp lý, phê duyệt quá nhiều dự án làm cho nhiều công trình, hạng mục thực hiện dở dang kéo dài, gây lãng phí các nguồn vốn đã huy động cho chương trình. Vì vậy, các địa phương có các công trình đang dở dang, phối hợp các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khao các công trình này, bổ sung danh mục và bố trí VĐT đối với công trình mới phù hợp với năng lực tài chính địa phương. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch phải đảm bảo thực hiện được để tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực được cấp. Tuy nhiên, khi đưa ra các quy định về sử dụng vốn ở địa phương phải phù hợp với thực tế, không áp dụng hướng dẫn của cấp trên một cách máy móc, dập khuôn.

Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ TW trực tiếp cho chương trình theo kế hoạch để thuận tiện trong việc sử dụng, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc lồng ghép các nguồn vốn được thực hiện từ khâu xác định chủ trương đầu tư, lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế hoạch đầu tư phát triển, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả; xác định thứ tự ưu tiên đối với từng công trình, tiêu chí và ưu tiên cho các xã về đích trong thời kỳ đến năm 2020.

Thứ hai, giải quyết triệt để tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản

Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong XDNTM là một gánh nặng đối với các địa phương trong vùng. Thực tế ở các địa phương xảy ra tình trạng này là do việc xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các công trìn không sát với thực tế địa phương, mà áp dụng dập khuôn của các đơn vị khác; phê duyệt các công trình thực hiện dàn trải, nhiều so với năng lực vốn ở địa phương…

Để khắc phục tình trạng này, UBND các cấp phải xây dựng dược kế hoạch chi tiết, xác định rõ việc nào dân làm, việc nào nhà nước hỗ trợ, việc nào nhà nước làm; công tác phối hợp, điều hành sát với thực tế, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức, triển khai chương trình. Xây dựng kế hoạch phải bám sát vào nhu cầu thực tế của địa phương, nguyện vọng của người dân, tránh tình trạng chỉnh hạng mục, quy mô công trình.

Thứ ba, tăng cường giám sát chất lượng, tiến độ thanh toán vốn đầu tư

Để có thể đảm bảo được chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ xây dựng, các đối tượng tham gia quản lý và thực hiện dự án phải thực hiện đẩy đủ trách nhiệm kiểm tra, giám sát của mình. Bên cạnh đó, việc tăng cường giám sát nâng cao chất lượng công tác xây dựng, vấn đề kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng tiến độ, đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành cũng là một nhân tố góp phần hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc trực tiếp kiểm soát và thanh toán các khoản vốn đầu tư, kiên quyết từ chối thanh toàn vốn cho phần khối lượng hoàn thành ngoài kế hoạch mà không có lý do phù hợp với thực

          ThS. Trần Văn Tuân

            Khoa Lý luận cơ sở