Skip to main content
x
19 October 2020

       Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của xã hội. Những chuẩn mực giá trị tốt đẹp của gia đình được tiếp nhận, phát triển góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Xác định rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) Ban Thường vụ Huyện ủy Hữu Lũng đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức vai trò, vị trí của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

          Nhìn lại những năm trước khi có Chỉ thị 49-CT/TW, trên địa bàn huyện nhận thức của một số bộ phận nhân dân còn thấp, tỷ lệ sinh con thứ 3, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, cưới tảo hôn tương đối cao. Sau khi tổ chức triển khai Chỉ thị về thực hiện 6 nhiệm vụ và 6 giải pháp, nhận thức của nhân dân trên địa bàn huyện đã chuyển biến rõ rệt. Cán bộ, đảng viên gương mẫu chăm lo xây dựng gia đình và vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ cơ sở, xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở được phát triển, ngày càng có nhiều gia đình văn hoá, khu phố văn hoá, làng văn hoá, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được những thành tích đáng kể, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội ngày càng ổn định và phát triển. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia, qua đó đạt được nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể:

 Thứ nhất, trong việc cưới: Không còn cảnh cưới ép hôn, tảo hôn, các lễ nghi rườm rà, thay vào đó việc cưới đã thực hiện đơn giản, gọn nhẹ, tiết kiệm, các thủ tục đảm bảo đúng quy định của pháp luật như: Việc cưới có sự đồng ý của hai gia đình, tự nguyện của đôi trai gái và có Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn của chính quyền trước khi tổ chức lễ cưới; các hủ tục thách cưới, cưới tảo hôn, ép hôn cũng như quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” được loại bỏ. Việc tang: Không còn cảnh đám tang để dài ngày, hạn chế các nghi thức, mê tín dị đoan, các hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ; 100% thôn, khu phố thành lập được Hội hiếu, việc tang ma không để quá 48 giờ, hoạt động của Hội hiếu đã giúp đỡ đắc lực cho gia đình tang chủ trong lúc tang gia bối rối, nhạc hiếu hoạt động không quá 22 giờ đêm, môi trường văn hóa trong việc tang đảm bảo văn minh, tiết kiệm. Mô hình mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ một hoặc hai con được xã hội chấp nhận, hiện tượng sinh con thứ 3 tuy vẫn còn nhưng có chiều hướng giảm; Tăng dần số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn: Năm 2005: 17.942 cặp, năm 2014: 23.425 cặp, năm 2019: 28.685 cặp. Người cao tuổi được gia đình, con cháu quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng; trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế miễn phí đạt 100%, trẻ em trong độ tuổi được đến trường chiếm tỷ lệ 100%.

Thứ hai, việc xây dựng Nhà Đại đoàn kết cũng được các cấp, các ngành quan tâm, năm 2005 đến năm 2019 xây dựng được hơn 620 nhà. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay toàn huyện cơ bản xóa nhà dột nát. Số hộ nghèo trên địa bàn huyện ngày một giảm: Năm 2005: 5.315/24.178 hộ, chiếm tỷ lệ 21,98%, năm 2019: 4.437/30.270 hộ, chiếm tỷ lệ 14,78%; Thông qua hoạt động tuyên truyền về công tác gia đình đã góp phần làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể và quần chúng nhân dân, tạo động lực thúc đẩy việc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc của thời kỳ đẩy mạnh xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, chú trọng biểu dương hộ gia đình, làng văn hóa, cá nhân tiêu biểu tại các Hội nghị: biểu dương, khen thưởng 84 hộ gia đình, 39 làng văn hóa tiêu biểu, tặng 12 Giấy khen cho các cá nhân và 18 giấy khen cho tập thể, 17 bằng khen cho Làng văn hóa tiêu biểu, 6 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại cơ sở; biểu dương trên 1.200 hộ gia đình, 80 Làng văn hóa tiêu biểu; khen thưởng 575 hộ gia đình, 50 Làng văn hóa, 120 tập thể và 75 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc; tặng giấy khen cho 12 khu dân cư văn hóa, 10 tập thể và 45 hộ gia đình có thành tích xuất sắc

Thứ tư, phong trào giúp nhau xóa đói giảm nghèo trong 15 năm qua đã tín chấp vốn với tổng dư nợ 60.960 triệu cho 15.880 lượt chị em vay, ủng hộ hiện vật, ngày công với giá trị 1.445 triệu, đã xóa hơn 2.000 hộ được giúp đỡ thoát nghèo 10.655 người được giới thiệu việc làm, 2.700 chị em tham gia học nghề phổ thông tại cơ sở; 100% thôn, khu phố có cán bộ Y tế thôn bản hoạt động, bước đầu đáp ứng tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Hội Nông dân thực hiện mô hình cho các gia đình dân tộc thiểu số, gia đình gặp rủi ro, thiên tai hỗ trợ về các loại giống để gieo trồng; Trung tâm Y tế đã thành lập tại các cơ sở xã được 24 Câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3” và Câu lạc bộ “Chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ” đảm bảo mọi gia đình đều được tiếp cận với dịch vụ gia đình, kiến thức pháp luật, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật. Phong trào “Khuyến học, khuyến tài” trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, củng cố. 24/24 xã, thị trấn có Hội Khuyến học, 100% thôn, khu phố thành lập Chi hội Khuyến học, 100% các cơ quan, đơn vị, trường học có Chi hội Khuyến học với trên 20.500 hội viên. Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các cấp Ủy, chính quyền địa phương như: Vận động cha mẹ học sinh cho con đi học đúng độ tuổi, không bỏ học, chống lưu ban, tổ chức trồng cây tạo cảnh quan môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp ở nhà trường, cấp đất quy hoạch trường học theo tiêu chuẩn quy định, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí…

Thứ năm, công tác chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cộng đồng và gia đình tham gia tích cực xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa: Phong trào xây dựng gia đình văn hóa được Ban Chỉ đạo phong trào các cấp quan tâm chỉ đạo, theo dõi, giám sát chặt chẽ; việc thực hiện bình xét, công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn gia đình văn hóa đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của cộng đồng, phát huy tính dân chủ công khai. Việc xây dựng thôn, khu phố văn hoá ở huyện đã có bước phát triển khá toàn diện, tạo sự lan toả mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và đang trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn huyện. Kết quả đó khẳng định vai trò, vị thế và sức sống mới của phong trào, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Từ 105/235 Khu dân cư đạt văn hóa năm 2005 tăng lên 189/213 khu dân cư đạt chuẩn văn hóa vào năm 2019, chiếm tỷ lệ 89,2%, tăng 44,52% so với năm 2005.

 Nhìn vào kết quả đã đạt được có thể thấy, chất lượng phong trào xây dựng Khu dân cư văn hóa đã được nâng lên; phong trào đã thực sự có chiều sâu, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, giảm các tệ nạn xã hội, môi trường cảnh quan sạch đẹp, môi trường văn hoá được đảm bảo.

Đồng chí Trần Quốc Phong – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho biết thêm: Nhiệm vụ xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mà trọng tâm là xây dựng Gia đình văn hóa đã huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân hưởng ứng tham gia, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, truyền thống gia đình, dòng họ; các vấn đề về xây dựng gia đình hạnh phúc, vượt khó thoát nghèo, “ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” dần trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa thường xuyên, lành mạnh, thiết thực và bổ ích, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, truyền thống tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách” tình đoàn kết dân tộc, tình làng nghĩa xóm, đạo đức người Việt được phát huy; thực hiện nếp sống văn hóa, thăm hỏi giúp đỡ những gia đình khó khăn, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng, kiến thức nuôi dưỡng, giáo dục con cái, chăm sóc người cao tuổi. Ngăn chặn các tệ nạn xã hội, tiêu cực trong cộng đồng dân cư, quyền làm chủ người dân được phát huy, dân chủ cơ sở được tôn trọng, góp phần nâng cao nhận thức trong nhân dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo được niềm tin tưởng của nhân dân với Đảng, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đã từng bước ổn định, củng cố và xây dựng mô hình gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Trong giai đoạn 2005 – 2019, tỷ lệ gia đình đạt văn hóa đạt bình quân là 76%/năm; hầu hết các cặp vợ chồng sinh từ một đến hai con; người cao tuổi được con cháu chăm sóc, phụng dưỡng; người già cô đơn không nơi nương tựa được Nhà nước, cộng đồng chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt; trẻ em đến tuổi được đi học đạt 100%; tỷ lệ tảo hôn trong cộng đồng dân cư nhất là vùng sâu, xa đã giảm mạnh; tỷ lệ bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội khác xâm nhập vào gia đình giảm từ 15 đến 20%; nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình; gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, gia đình các dân tộc thiểu số nghèo được quan tâm đặc biệt, tiến tới không còn hộ nghèo; gia đình dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội đạt 97%.

Description: C:\Users\Admin\Desktop\IMG_20201016_222658.jpg

Đoàn Lãnh đạo Trường, giảng viên khoa Lý luận cơ sở nghiên cứu thực tế tại xã Hòa Lạc, Vân Nham huyện Hữu Lũng

Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác Gia đình, dẫn tới chất lượng công tác gia đình còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu. Việc quán triệt thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW và các chính sách đối với gia đình và công tác gia đình chưa được rộng khắp và thường xuyên.  Việc tổ chức thực nhiệm vụ của Chỉ thị 49-CT/TW và mục tiêu Chiến lược xây dựng gia đình ở một số sơ sở chưa thực sự gắn với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; chưa ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình; chưa gắn công tác gia đình với công tác phát triển cộng đồng. Những tồn tại của gia đình chậm được khắc phục, tình trạng ly hôn, ly thân, sống thử, không đăng ký kết hôn, tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra, nhất là ly hôn ngày càng có chiều hướng gia tăng ở các cặp vợ chồng trẻ. Việc xử lý các vấn đề liên quan đến gia đình chưa nghiêm và còn thiếu sự thống nhất cũng do trước đây chưa có chế tài quy định. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp cơ sở chưa trú trọng lãnh đạo, chỉ đạo mà còn mang tính khoán cho ngành văn hóa nên thiếu công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch và Chỉ thị đề ra. Cơ chế phối hợp giữa cấp ủy Đảng với các ban, ngành, đoàn thể từ huyện tới cơ sở trong việc thực hiện Chỉ thị chưa đồng bộ, chặt chẽ và thường xuyên. Công tác truyền thông và giáo dục về đời sống gia đình chưa thường xuyên, liên tục. Tệ nạn xã hội, cờ bạc, rượu chè, ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật vẫn còn tồn tại.

Trong thời gian tới, để thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư và Thông báo kết luận số 26-TB/TW đạt hiệu quả cao và đi đúng lộ trình, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải có sự quan tâm chỉ đạo và coi nhiệm vụ xây dựng gia đình là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới cơ sở về công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em, kiện toàn lại hệ thống tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác gia đình các cấp, trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành thống nhất từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác Gia đình, tăng cường sự tham gia thực hiện Chiến lược dân số, gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gia đình và cộng đồng dân cư, tạo môi trường thuận lợi cho công tác Gia đình đạt hiệu quả. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó chú trọng phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, Gia đình sức khỏe, Khu dân cư văn hóa, tăng cường tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời những gia đình, tập thể cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các phong trào trên. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức rõ: gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thành công sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại cơ sở, đặc biệt quan tâm xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, vận động tất cả các gia đình tích cực tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở. Phát triển các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng, giữ gìn và phát huy văn hóa gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ, thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước./.

                                                                                         ThS. Lê Thị Thảo

                                                                                        Khoa Lý luận cơ sở